Tìm hiểu ký hiệu FCC, CE, RoHS, FDA có ý nghĩa là gì?
Trong bài viết này Vận Chuyển Siêu Tốc sẽ cùng bạn tìm hiểu về nhiều kí hiệu mang ý nghĩa chứng nhận cho chất lượng tuyệt vời của sản phẩm. Có những kí hiệu nói lên chất lượng của thiết bị điện tử hay thực phẩm hay những cam kết về tuân thủ pháp luật.
Chứng nhận FCC là gì?
Có thể hiểu FCC (Federal Communications Commission) được xem là chứng nhận của Ủy ban Truyền thông Liên Bang Hoa Kì được sử dụng trên các thiết bị điện tử, phát sóng Radio được sản xuất hoặc bán tại nước Mỹ. Khi một sản phẩm được chứng nhận FCC điều đó có nghĩa là thiết bị điện tử đó đảm bảo về mặt chất lượng không bị nhiễu động quá mức- thông thường điện thoại thông minh đều được chứng nhận FCC.
Chứng nhận FCC cho sản phẩm thiết bị điện tử
Danh sách các mặt hàng được chứng nhận FCC nằm ở phần 15 và 18 của cả bộ Quy tắc, trong phần 15 các sản phẩm bắt buộc cần chứng nhận FCC như máy tính, bộ nguồn chuyền mạch, màn hình…Trong phần 18 quy định các thiết bị công nghiệp, khoa học y tế phát bức xạ tần số vô tuyến cần phải chứng nhận FCC.
Chứng nhận FDA là gì?
Nếu như FCC là chứng nhận chất lượng cho các thiết bị điện tử IT thì FDA là chứng nhận cho thực phẩm. Các mặt hàng thực phẩm như bánh kẹo, trái cây trà, thực phẩm khô…nếu muốn được vận chuyển vào Mỹ thì cần chứng nhận FDA.
FDA ( Food and Drug Administration ) được hiểu là Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì- là cơ quan chuyên quản lí thực phẩm và dược phẩm Hoa Kì, thuộc bộ Y tế và và dịch vụ dân sinh Hoa Kì được thành lập năm 1906 có trụ sở tại Maryland.
FDA chứng nhận an toàn thực phẩm
FDA ra đời có trách nhiệm bảo vệ cho sức khỏe cộng đồng thông qua nhiều quy định và giám sát thực phẩm- những loại như:
- Thực phẩm
- Thuốc lá
- Thực phẩm chức năng
- Sản phẩm bổ sung ăn uống
- Dược phẩm theo toa hoặc không theo toa
- Vắc-xin
- Truyền máu
- Thiết bị y tế
- Thiết bị phát bức xạ điện từ
- Các sản phẩm liên quan đến Thú y
Khi muốn gửi thực phẩm sang Mỹ bạn cần tuân thủ những yêu cầu khắc khe của tổ chức FDA, tức là cần có giấy chứng nhận FDA, và được làm riêng cho từng loại thực phẩm.
FDA có 223 văn phòng cùng 13 phòng thí nghiệm trên khắp các tiểu bang của Hoa Kì, tính đến năm 2016 FDA đã có nhiều văn phòng trên các quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Chile, Anh, Costa Rica.
Tiêu chuẩn FDA dành cho Thực phẩm, đồ uống
+ Tiêu chuẩn HACCP về hải sản và nước uống trái cây
+ Thực phẩm được đóng hộp có hàm lượng axit thấp
+ Được gắn nhãn sản phẩm- Các thông báo thể hiện trên đó như về sức khỏe, thành phần và công dụng.
+ Các đánh giá GRAS- chứng nhận an toàn về thực phẩm như thành phần sản phẩm thông báo đến FDA
+ Những đánh giá về yêu cầu chứng nhận màu sắc của FDA
+ Xác định những sai số cho phép của EPA và FDA cho thuốc trừ sâu
Tiêu chuẩn cho thực phẩm chức năng, dược phẩm chức năng và thuốc
+ Tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về nhãn mác của sản phẩm
+ Chi tiết của các thành phần
+ Đăng kí cơ sở sản xuất và tuân thủ về các quy định cGMP
+ Các thông tin của sản phẩm từ cấu trúc, chức năng và trình những thông báo đến FDA
Ví dụ trong phần nhãn mác cần có đầy đủ thông tin về chi tiết về thành phần dinh dưỡng giúp người tiêu dùng chọn được sản phẩm phù hợp.
Tiêu chuẩn cho mỹ phẩm/dược phẩm làm đẹp
+ Tuần thủ các quy tắc về gắn nhãn sản phẩm của FDA
+ Mức độ an toàn trong các đánh giá thành phần
Tiêu chuẩn về các thiết bị phát điện tử, điện từ, phóng xạ
+ Phát triển các tiêu chuẩn trong hiệu quả hoạt động, các yêu cầu chứng thực và báo cáo của FDA
+ Tuân thủ việc báo cáo sản phẩm điện tử của FDA
Chứng nhận CE là gì?
Chứng nhận CE hay còn gọi là chứng nhận CE Marking
Chứng nhận này khẳng định rằng sản phẩm tuân theo đúng luật của Liên minh châu Âu ( EU) để sản phẩm được phép lưu thông trong các nước châu Âu. Khi sản phẩm đã được đóng dấu CE có nghĩa là nhà sản xuất tuyên bố chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với sản phẩm của họ về mọi mặt pháp lý.
Chứng nhận CE đảm bảo sản phẩm được gia nhập thị trường châu Âu
CE cũng được xem là “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm có thể bước chân vào thị trường EU. Tuy nhiên CE còn chứng nhận cho sự an toàn và chất lượng của sản phẩm đối với người tiêu dùng-đây còn được gọi là “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm”.
Việc dán nhãn CE lên sản phẩm được quy định nghiêm ngặt, mỗi sản phẩm cũng sẽ có những nhãn dán mang những thông tin khác nhau. Một số quy định chung mà bạn có thể biết:
+ Kích thước của biểu tượng dấu CE vẫn được giữ nguyên qua mỗi sản phẩm
+ Dấu CE được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm
+ Dấu CE phải được đặt ở vị trí rõ không bị che khuất.
Chứng nhận RoHS là gì?
RoHS được xem là chứng nhận cho việc đưa ra yêu cầu hạn chế những vật chất nguy hiểm trên sản phẩm và thiết bị. Tiêu chuẩn này sử dụng luật pháp của Châu Âu để cấm 6 loại chất nguy hiểm đối với con người và môi trường trong quá trình sản xuất sản phẩm: Cadmium (Cd), Thuỷ ngân ( Hg), Chromium hoá trị 6, hợp chất của Brom như: PBBs (polybrominated biphenyls), PBDEs (polybrominated diphenyl ethers), và Chì (Pb).
RoHS- chứng nhận cho mức độ an toàn của sản phẩm
Bất kì sản phẩm nào có chứa một trong 6 chất trên đều không được bán tại Châu Âu, nên các sản phẩm muốn bán được trên thị trường này thì phải được đăng kí Logo “RoHS-compliant”. Các sản phẩm thiết bị điện tử nằm trong phạm vi của RoHS:
+ Các loại đồ gia dụng: tủ lạnh, máy giặt, lò vi sóng, máy hút bụi…
+ Các thiết bị IT và viễn thông như các bộ xử lí dữ liệu, máy tính, điện thoại, máy fax…
+ Các thiết bị tiêu dùng như tivi, radio, các loại nhạc cụ
+ Các thiết bị điện chiếu sáng: bóng đèn led
+ các thiết bị cơ khi như máy khoan, máy may…
+ Các thiết bị đồ chơi giải trí: các trò chơi máy chơi điện tử, video game
+ Các thiết bị dụ cụ y khoa: máy trợ khí, máy chụp hình …
+ Dụng cụ cảnh báo: máy báo cháy, máy báo khói, lò sưởi, camera